Ho khan thường kéo dài dai dẳng khiến cho chất lượng sống của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Để chữa trị hiệu quả tình trạng này thì cần phải hiểu rõ ho khan là gì, ho khan là như thế nào và đâu là nguyên nhân gây ra nó. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong nội dung sau!

Ho khan là gì? ho khan là ho như thế nào

  • Ho khan là tình trạng ho hắng kéo dài trong nhiều ngày nhưng không có đờm hoặc dịch trong đường hô hấp trong đường thở.
  • Ho khan có thể có nhiều cấp độ, cơn ho ít hoặc ho nhiều. Không hiếm trường hợp ho khan rũ rượi khiến cho người bệnh rất mệt mỏi khó chịu, cơ thể thiếu sức sống và ảnh hưởng tới cả những người xung quanh.
  • Thường thì để tìm ra căn nguyên gây ho khan thường khó hơn các dạng ho khác do khó lấy được dịch hoặc đờm trong đường thở để làm xét nghiệm xác định nguyên nhân. Triệu chứng này có thể cần phải dựa trên những chỉ định, chẩn đoán bằng hình ảnh hoặc thăm dò phổi hoặc một số xét nghiệm máu đặc hiệu để xác định đích xác nguyên nhân gây ho.
  • Ho khan có thể kéo dài trong 1-3 tuần, cá biệt nhiều trường hợp có thể dai dẳng tới 8 tuần. Ngoài ra, nếu tình trạng này không được cải thiện sớm thì còn có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro nghiêm trọng hơn về sức khỏe như:

Ho khan là ho như thế nào - nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

  • Ho khan không những khiến người bệnh mệt mỏi mà còn gây tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, trầm cảm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan với triệu chứng này và cần thăm khám sớm để được chỉ định điều trị thích hợp.

Nguyên nhân ho khan

Trên lâm sàng, ho khan thuộc nhóm ho dị ứng do đó cơn ho có thể là kết quả của nhiều yếu tố ảnh hưởng. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ho khan là:

  • Ho khan là triệu chứng của bệnh lý về đường hô hấp ví dụ như hen suyễn, viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang… Những nguyên nhân này thường rất phổ biến, có thể khiến người bệnh ho trong thời gian dài và có nguy cơ tái phát cao.
  • Ho khan do nhiễm khuẩn đường hô hấp: Nếu đường hô hấp bị nhiễm trùng do cảm cúm, cảm lạnh thì sẽ khiến cho khí quản tổn thương và gây ho khan dai dẳng khó điều trị.
  • Ô nhiễm không khí: Trong môi trường sống khó tránh khỏi sự tồn tại của các loại nấm mốc, bụi, khói… lơ lửng trong không khí, nhất là khi thời tiết thay đổi lúc giao mùa thì càng là điều kiện lý tưởng để các tác nhân này tấn công hệ hô hấp của chúng ta.
  • Nguyên nhân gây ho khan hoặc ho có đờm có thể do bệnh ho gà: Đây là một bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Vi khuẩn này khi xâm nhập vào đường hô hấp sẽ tiết ra độc tố làm tổn thương thanh quản, khí quản và khiến cho vòm họng bị kích thích, làm ho khan dai dẳng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ kích thích thần kinh tại đây và khiến người bệnh gặp phải những cơn ho khan sặc sụa.
  • Thực phẩm: Một số người nhất là trẻ em có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, trứng, đậu nành, sữa… nếu tiêu thụ những thức ăn này có thể gây kích ứng và ho khan.
  • Thay đổi thời tiết, khí hậu: Nhiệt độ và áp suất trong không khí thay đổi thất thường có thể là điều kiện lý tưởng để ho khan phát triển. Hiện tượng này phổ biến nhất lúc giao mùa từ xuân sang hè và từ mùa thu sang đông.

Dấu hiệu ho khan

Ho khan thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm khiến cho người bệnh bị mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Một số dấu hiệu ho khan mà bạn cần chú ý là:

  • Mũi ngứa ngáy khó chịu
  • Cổ họng đau rát, cảm giác gai ngứa liên tục bị kích ứng
  • Cổ họng khô, ho khan khó chịu
  • Khó thở, thở khò khè, khàn tiếng
  • Ho khan tới mức đau tức ngực, đau tức bụng
  • Buồn nôn, chảy mồ hôi, người mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh.
  • Nếu cơn ho khan kéo dài trên 1 tuần, ho liên tục khó chịu, ho ra máu, ho làm bạn hụt hơi, tức ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi, huyết áp tăng… thì cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

  • Nếu tình trạng ho khan trở nên nghiêm trọng, không mau chóng biến mất, xuất hiện máu hoặc chất nhầy màu xanh lá, bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng ho không có đờm xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
  • Thở khò khè
  • Cảm giác có gì đó bị mắc kẹt trong cổ họng
  • Khó thở
  • Khó nuốt

Những phương pháp nào giúp điều trị ho khan?

Điều trị nguyên nhân cơ bản thường là cách tốt nhất để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất ho khan. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị ho khan khác để cải thiện các triệu chứng, ví dụ như:

  • Dùng kẹo ngậm ho: Viên ngậm trị ho chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà và khuynh diệp, có thể làm giảm kích ứng và giảm ho.
  • Dùng thuốc trị ho khan: Thuốc trị ho khan không kê đơn, thường chứa dextromethorphan, có thể làm giảm phản xạ ho của một người.
  • Kê đầu cao khi nằm: Nâng đầu cao khi ngủ có thể giúp giảm các triệu chứng chảy dịch mũi sau và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tắm nước nóng, nước ấm và hơi nước từ vòi hoa sen có thể làm giảm tình trạng khô và kích ứng họng.

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ho khan?

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa tình trạng ho không có đờm, nhưng một số mẹo sau đây có thể giúp phòng ngừa hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Tránh khói thuốc lá
  • Uống nhiều nước
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí
  • Tạo môi trường phòng ngủ lành mạnh để hạn chế các chất kích thích gây ho khan

<Sưu tầm>

Đánh giá bài viết post