Khi nào bạn cần biết nên sử dụng khẩu trang y tế

  • Điều bạn cần biết nếu bạn đang khỏe mạnh, chỉ cần đeo khẩu trang y tế nếu đang chăm sóc một người nhiễm hoặc nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 (Virus Corona)
  • Đeo khẩu trang y tế nếu bạn bị ho hoặc hắt hơi – nhiễm hoặc nghi nhiễm bệnh.
  • Khẩu trang y tế chỉ có hiệu quả khi được sử dụng kết hợp với việc rửa tay thường xuyên bằng cồn hoặc xà phòng và nước.
  • Nếu đeo khẩu trang y tế, bạn cần biết cách sử dụng và vứt bỏ nó đúng cách.
bạn cần biết
Bảo vệ sức khỏe gia đình mùa dịch với khẩu trang y tế

Nếu không có khẩu trang y tế có thể dùng khẩu trang khác được không?

Các khẩu trang dù bằng vật liệu gì cũng có khả năng che chắn nhất định trong trường hợp cần thiết khi không có khẩu trang y tế. Tuy nhiên khi trong một số phạm vi có khả năng tiếp xúc mầm bệnh cao, ví dụ: vào tòa nhà được xác định có người bệnh thì phải mang khẩu trang y tế (có lớp lọc đúng chuẩn).

Lưu ý khi mang khẩu trang y tế phải mang đúng cách:

Mang khẩu trang đúng cách là che được mũi, che miệng, chỉ chỉnh sửa bằng tay một lần ngay sau khi đeo và tránh chạm tay vào bề mặt ngoài của khẩu trang. Khẩu trang ướt phải thay liền vì khi ẩm sẽ có khả năng bám bụi, bắt virus cao hơn.

Không nên có khái niệm đeo nhiều lớp khẩu trang khả năng phòng bệnh cao hơn vì cấu tạo mỗi khẩu trang có các lớp công dụng khác nhau, quan trọng thao tác đeo , tháo và rửa tay bằng xà bông ngay sau khi tháo khẩu trang đúng cách mới phòng bệnh hiệu quả

Vài điều bạn cần biết về khẩu trang mùa dịch

Khẩu trang y tế bằng vải không dệt thông thường có 3 lớp với công dụng khác nhau mà bạn cần biết.

  1. Lớp ngoài có đặc tính chống thấm, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh ắt-xì, ho, thở mạnh…. (thường có màu xanh)Đeo khẩu trang đúng là để lớp màu quay ra ngoài (nếu khẩu trang 2 mặt đều màu trắng thì cần phải chú ý hơn để phân biệt). Do lớp ngoài luôn tiếp xúc với vi khuẩn bụi bẩn, vì thế khi tháo ra đeo lại tuyệt đối không được bất cẩn xoay lớp ngoài vào trong sát với miệng mũi của mình.
  2. Mặt vải quay vào trong phải có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi, hút ẩm từ hơi thở của người đeo (lớp trong này luôn có màu trắng để phân biệt với lớp ngoài).
  3. Lớp lọc ở giữa (lớp quyết định chất lượng khẩu trang). Lớp lọc “đúng chuẩn” phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng, nhưng phải lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.

Khẩu trang đeo bao lâu phải thay, điều bạn cần biết?

Không thể nói phải thay khẩu trang sau bao nhiêu phút mà phải tùy vào điều kiện cụ thể. Chẳng hạn, nếu đi vào và tiếp xúc trong những môi trường nghi ngờ có mầm bệnh thì sau khi rời khỏi đó phải thay liền, và lưu ý rửa tay ngay sau khi cởi bỏ khẩu trang vào thùng rác. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khẩu trang đến khi nào mặt tiếp xúc da có độ ẩm làm bạn khó chịu thì nên thay.

Các bước tháo bỏ khẩu trang bạn cần biết:

Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).

Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.

Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Lưu ý: khi đeo khẩu trang đi đường các bạn không nên có động tác dùng tay kéo bề mặt khẩu trang xuống vì vậy tay bạn sẽ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt khẩu trang, chỉ nên mở khẩu trang từ dây đeo và bỏ thẳng vào thùng rác khi không dùng nữa rồi rữa tay. Nếu bạn sử dụng khẩu trang vải (tái sử dụng) khi về đến nhà tháo và bỏ vào ngâm trong xà bông ngay rồi rữa tay

Tóm lại: Không phải đeo khẩu trang y tế là 100% bạn không nhiễm bệnh nếu bạn không tuân thủ các biện pháp rữa tay, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống quanh bạn. Chúc các bạn luôn vui khỏe và không quá lo lắng khi không có khẩu trang y tế.

Thực trạng về việc làm nhái các loại khẩu trang y tế

Trong thời gian vừa qua, dịch viêm phổi cấp lây lan từ Vũ Hán xuất hiện và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe toàn cầu làm mặt hàng khẩu trang y tế được người dân tìm kiếm và mua nhiều nhất. Do đó, nhiều nhà kinh doanh đã tăng giá bán, thậm chí nhập các loại khẩu trang giả, nhái, kém chất lượng về bán.

Cách phân biệt hàng giả

Cách 1: Ngâm khẩu trang trong nước

Bạn ngâm chúng trong nước để kiểm tra chất lượng của khẩu trang. Đối với loại khẩu trang thật sẽ không bị thấm nước. Còn loại giả sẽ bị ướt và thấm nước ngay sau khi ngâm.

bạn cần biết
Ngâm khẩu trang trong nước

Cách 2: Xem bên trong của chiếc khẩu trang

Bạn còn có thể kiểm tra bằng cách xé chiếc khẩu trang y tế đã ngâm trong nước ra. Nếu khẩu trang thật, lớp giấy bên trong sẽ còn nguyên vẹn. Còn khẩu trang giả thì lớp giấy sẽ bị rã ra.

bạn cần biết
Xem bên trong của chiếc khẩu trang

Cách 3: Rạch lớp ngoài cùng của khẩu trang

Khi mua khẩu trang về, bạn thử rạch lớp ngoài cùng của khẩu trang rồi cầm lớp ở giữa kéo thật mạnh. Nếu khẩu trang thật thì bạn kéo kiểu nào cũng không bị rách vì độ dai của chúng làm bằng vải hoặc giấy kháng khuẩn. Còn trường hợp lớp ở giữa bị rách thì đó là khẩu trang nhái, được làm từ giấy vệ sinh hoặc giấy kém chất lượng.

bạn cần biết
Rạch lớp ngoài cùng của khẩu trang

Để tránh mua phải khẩu trang kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái bạn nên chú ý một số điều sau:

Mua khẩu trang tại nhà thuốc hoặc tạp hóa lớn để đảm bảo nguồn gốc. Không nên mua sản phẩm được bày bán ở dọc vỉa hè.

Khi mua bạn nên kiểm tra kỹ những thông tin được in trên hộp đựng bao gồm nhãn hiệu, nơi sản xuất, thành phần, hạn sử dụng.

Đối với khẩu trang nhập khẩu từ Nhật Bản có rất nhiều loại với nhiều tính năng như: chống nắng, chống khói bụi, ngăn vi khuẩn, virus, chống phấn hoa,… Do đó, bạn nên chọn loại khẩu trang thích hợp vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ sức khỏe.

 

Bạn cần biết bỏ khẩu trang y tế ở đâu

Vì khẩu trang y tế làm bằng chất liệu vải không dệt khá bền nên rất khó phân hủy ở môi trường tự nhiên, nếu không được xử lí đúng cách còn tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh ra cộng đồng. Khi thải xuống sông, biển sẽ tổn hại đến sự sinh tồn của các loài sinh vật.

Vì chúng cứ ngỡ là thức ăn dẫn đến làm tắc đường hô hấp hoặc tiêu hóa gây ngạt thở, hoặc sẽ vướng vào chân, thân các loài vật khiến chúng không thể di chuyển được.

Vì vậy bạn cần biết cách để chúng mình xử lý khẩu trang y tế dùng 1 lần đúng cách cũng như góp phần bảo vệ môi trường chính là:
+ Bỏ khẩu trang y tế đúng nơi quy định (thùng rác công cộng có nắp hay thùng rác chuyên dụng y tế), không vứt lung tung.
+ Cắt bỏ quai đeo khẩu trang để tránh việc khẩu trang bị tái sử dụng hay vướng vào các loài động vật.
+ Không cần thiết sử dụng khẩu trang chuyên dụng cho y tế (mặt nạ y tế, khẩu trang N95…) vốn dành cho trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người đang  nhiễm bệnh và có diễn biến nặng.

Trường hợp nào không nên đeo khẩu trang?

Không nên đeo khẩu trang cho: Trẻ em dưới 2 tuổi; Bất cứ ai bị khó thở; Bất cứ người nào bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.

Mọi người không nên đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động có thể khiến khẩu trang bị ướt, như khi bơi ở bãi biển hoặc bể bơi. Khẩu trang ướt gây khó thở. Đối với các hoạt động như bơi lội, điều đặc biệt quan trọng là duy trì khoảng cách với người khác khi ở dưới nước.

Vì vậy mọi người hãy sử dụng khẩu trang y tế và vứt bỏ một cách hợp lý để bản thân không bị bệnh và tránh gây ô nhiễm môi trường nhé.

Có thể bạn quan tâm:

5 sai lầm bạn chưa biết khi đeo khẩu trang

Đánh giá bài viết post